Được sự ủng hộ của các bạn học viên, rằng cô giáo là nồi lẫu thập cẩm, ngon và ngọt, vì vậy nay cô giáo ra món mới, hi vọng tăng thêm khẩu vị cho các bạn.
Nhờ phước ngày ấy học văn tám phẩy, năm tháng thanh xuân lương tháng nào cũng dạt dào chi cho Tiki để đổi về những tản văn, những câu chuyện và trãi nghiệm của tác giả trong và ngoài nước, nên giờ đây có thể chia sẻ với các bạn kinh nghiệm viết content ra đơn hàng.
Bài này là phần kinh nghiệm tổng quát, những bài sau cô giáo sẽ viết sâu hơn về chuyên môn content.
Nhưng các bạn hãy đọc như một bài chia sẻ, cô giáo không dạy content nhé.
Vì vốn không phải dân content chuyên nghiệp nên bài này cô giáo viết ra từ kinh nghiệm của bản thân, một nhân viên marketing, nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, kiêm lao công quét rác tại An An Hoa Ngữ.
Content trong mắt một người nghiệp dư chỉ đơn giản là viết về chuyên môn xoay quanh sản phẩm đang kinh doanh.
Sản phẩm của cô giáo là khoá học, hơi đặc biệt một chút, vừa liên quan đến nghiệp vụ, vừa liên quan đến tiếng Trung. Biết tiếng Trung chưa chắc đã viết được, chỉ biết nghề, không biết tiếng Trung khả năng làm được tầm tầm không quá 50%. Cũng có thể là yêu cầu từ phía cô giáo cao, nên suốt một năm khởi nghiệp đến giờ, vẫn chưa tuyển ra được cộng sự phụ trách mảng content.
Vì không xuất thân là dân content, nên ngay từ khi tạo ra sản phẩm để bắt đầu hành trình tự trả lương cho mình, Cô giáo không có cái gọi là Content Plan gì cả, chỉ đơn giản là những gạch đầu dòng mục lục để xuất chữ thành văn và dùng văn đó lăng xê mình trên các group trong ngành.
Content cũng viết 1 cách tự phát theo kiểu chia sẻ, không theo bất cứ công thức nào.
Đối với Co-Founder hay đơn giản là chủ shop/ người tự kinh doanh mà nói, content hiệu quả không tính bằng like hay share mà tính bằng đơn hàng thu về.
Ngày đó khi mới bắt đầu tung khoá học ra, Cô giáo đã dùng chuyên môn, kiến thức chuyên ngành để lên nội dung, đi post khắp các group với mục tiêu ban đầu là để người ta biết đến mình.
Khoá học của cô giáo là sản phẩm vô hình, không sờ, không thử được, do vậy để bán được sản phẩm, phải tạo được niềm tin nơi người mua. Niềm tin không đổi chác kiểu vậy.
Ngoài những kiến thức chuyên môn share trên các group thì tại FB cá nhân, Cô giáo cũng hay chia sẻ về cuộc sống hằng ngày, cuộc sống thực tế, không hề giả trân.
Tuy không được học content hay thương hiệu cá nhân bài bản, nhưng Cô giáo cũng hiểu rằng để bán được hàng, phải định vị trong lòng khách hàng mình là ai? Nhắc đến mình họ nhớ đến cái gì?
Ngay từ ban đầu cô giáo sợ phải sống cuộc đời diễn viên nên quyết định sống rất thật, chỉ có lên hình là phải qua 360 để lung linh hơn lừa tình hơn thoai. Chứ từng câu từng từ cô giáo đều dùng cả tâm can mình viết ra. Có lẽ cũng nhờ vậy mà khởi nghiệp năm đầu tiên đã vượt sức mong đợi. Vượt là vượt với chính cô giáo.
Content ban đầu chủ yếu là dạng chữ, ảnh thì chụp màn hình, hoặc tải mạng, rồi lên canva chọn cái nền, chèn xíu logo, viết tiêu đề vô, chỉ vậy thôi.
Logo ban đầu cũng tự vẽ trên word, sau này kiếm có xiền rồi mới mời cố vấn làm lại bộ nhận dạng thương hiệu. Cái may mắn của Cô giáo là bạn cố vấn thương hiệu rất có tâm và có tầm, cũng là chị em quen biết trước đó, nên bạn đã dựa trên câu chuyện có thật của cô giáo và kể lại câu chuyện thương hiệu hơn chính cô giáo tự kể.
Sau 1 năm dùi mài kinh sử, làm bạn với hình làm tình với chữ cô giáo chuyển qua làm diễn viên, lấn sân video content.
Cứ nghĩ để có video chỉ cần mic xịn, máy quay xịn, cameraman xịn là được, nào ngờ tưởng vậy chứ không phải vậy.
Xưa giờ cũng chưa từng làm việc với bên studio nào chuyên nghiệp, nên khi tuyển editor về, cũng chỉ test qua CV.
Lịch sử nhớ mãi cái video đầu tiên, cameraman lắp máy xong ngồi đó xem, còn mình vật vã vấp thoại liên tục, mắt nhìn ngáo ngơ, rồi chục lần chỉnh sửa cái video lỗi từ phụ đề sai chính tả, không khớp tiếng (dù trợ lý đã gửi hẵn bản word cho editor, không hiểu editor dùng siêu phần mềm gì mà nó lỗi khiếp thế), rồi phân đoạn sai kịch bản, nhạc nền lấn áp tiếng.... vân vân và mây mây. Từ cái khó ló cái khôn, Cô giáo nhận ra cái quan trong nhất trong content dạng video là nội dung và người phát ngôn. Kể từ đó cô giáo tự bật cam trước của điện thoại, quay xong bỏ lên Imovie thêm chút nhạc, chèn logo vậy là xong, 1 tháng đầu cô giáo cũng ra được hơn chục video. Nhờ bạn bè, học trò góp ý nên càng về sau video càng ổn hơn. Cô giáo tự thấy vậy.
Bức tranh content của một Co- founder là vậy đó. Không cao sang mỹ vị. Chỉ nghĩ gì viết đó, não có gì mang đi xuất khẩu thành văn. Một năm khởi nghiệp đi lên bằng vốn content tự có của cô giáo là thế.
Mỗi tháng bán được trung bình 50 khoá học.
Tuy nhiên đợt covid tháng 5 vừa rồi đã buộc cô giáo phải chuyển qua chơi với Ads, chỉ mong đủ doanh thu trả lương mà không phải rút tiết kiệm, nhưng đời không như mơ, tiền cứ chuyển từ túi mình qua túi A Mark mà chưa thấy hồi tâm chuyển ý.
Không biết do content chưa chất hay do target trật lất mà Anh Mark không độ.
Đến đây câu chuyện đã chuyển sang buồn rồi nên phải đi đến hồi kết.
Thường thì mọi người đều thích HE không thích SE, nên cô giáo cũng theo số đông, dừng ở khung cảnh vui vẻ nhất.
Chúc cho tất cả mọi người dù chưa từng viết, dù chưa thấy bản thân viết hay, hãy tự tin nhìn vào thực tế sản phẩm của mình để viết, sản phẩm mình bán, đòi hỏi mình phải hiểu rộng, hiểu sâu, dùng con tim và lý trí lan truyền sản phẩm vào cộng đồng thông qua câu chữ, kiểu như lan toả tình yêu vậy, để được cộng đồng chú ý, đặt niềm tin, dành tình cảm và cuối cùng là vì tình mà đến, vì người mà chung thuỷ.
Hẹn các bạn vào những bài viết sau.
Những phần chi tiết hơn để có được một bài content lên sóng.